TUỔI THỌ CỦA MUỖI VÀ CÁCH DIỆT LOÀI CÔN TRÙNG NGUY HIỂM NÀY HIỆU QUẢ

TUỔI THỌ CỦA MUỖI VÀ CÁCH DIỆT LOÀI CÔN TRÙNG NGUY HIỂM NÀY HIỆU QUẢ

Bạn có biết tuổi thọ của muỗi và vòng đời của chúng. Nếu chưa hãy cùng mình tìm hiểu dưới bài viết sau đây để nắm rõ đặc tính của chúng và thuận tiện phòng ngừa bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhé!

Tuổi thọ của muỗi

Muỗi đốt người

 

Tùy điều kiện và môi trường mà tuối thọ của muỗi khác nhau. Trong điều kiện bình thường muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực. Tuổi thọ trung bình của bình muỗi cái khoảng 2 tháng. Trong suốt quá trình sinh sống muỗi cái thực hiện sinh sản từ 6-8 lần. Mỗi lần 100-200 trứng.  Sau khi chúng thực hiện nhiệm vụ sinh sản thì 50% muỗi cái sẽ chết.

Tuy nhiên với muỗi đực thời gian sống của chúng ít hơn muỗi cái. Đến mỗi mùa sinh sản sau khi giao phối xong chúng chỉ sống được từ 10-15 ngày.

Vậy là chúng ta giải đáp được thắc mắc muỗi sống được bao lâu rồi đúng không nào. Vậy muỗi có những loại nào bạn cùng mình tìm hiểu nhé!

2. Muỗi có những loài nào

Theo báo cáo nghiên cứu trên thế giới ghi nhận 3,500 loài muỗi. Trong đó họ  Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài. Các loại muỗi nguy hiểm nhất phải kể đến: Muỗi Aedes, muỗi Anophen, muỗi Culex. Chúng chính là trung gian truyền các bệnh cực kỳ nguy hiểm như sốt rét, sốt viruts zika, sốt xuất huyết hay viêm não Nhật Bản.

3. Muỗi nguy hiểm như thế nào

Muỗi là loài côn trùng tuy nhỏ bé nhưng cực nguy hiểm trên toàn thế giới. Chúng là nguồn trung gian truyền bệnh gây chết người: sốt zika, sốt xuất huyết, sốt vàng da...Nhất là đối với những nước chậm phát triển, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn. 

Theo thống kê có đến 40% dân số trên thế giới sống chung với nguy cơ bệnh sốt xuất huyết mà chúng gây ra. Đối với người trưởng thành căn bệnh này thường không gây nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên lại cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ. 

Căn bệnh này hiện không có thuốc hay bất kỳ loại vaccine ngừa nào mà phương pháp chữa bệnh chủ yếu giữ nước cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra để nhanh khi người bệnh nên bổ sung vitamin các loại và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Sốt vàng da cũng là một dạng sốt xuất huyết không có phương pháp điều trị. Đa phần người bệnh sau một thời gian sẽ tự lành lại. Tuy nhiên khi đã khỏi bệnh nhưng những hệ lụy sau mà nó mang lại phải kể đến: chảy màu cơ quan nội tạng, nặng hơn nữa biến chứng dẫn đến tử vong. 

Chúng ta còn một căn bênh nguy hiểm không kém viêm não nhật bản do muỗi Culex gây ra. Những con muỗi Culex khi chúng hút máu những nguồn gốc bệnh thì bản thân chúng đã mang trong mình mầm bệnh. Và khi hút máu chúng ta muỗi truyền trực tiếp mầm bệnh lên cơ thể bạn. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi tỷ lệ tử vong lên đến 30% cùng với di chứng: rối loạn tinh thần phân liệt, rối loại ngôn ngữ, co giật…. Quả đáng sợ đúng không nào!

Để kể hết những tác hại mà muỗi gây ra với con người thực sự nhất nhiều. Trên đây là những bệnh nguy hiểm tiêu biểu mà chúng ra đặc biệt chú ý để đưa ra biện pháp phòng tránh kịp thời.

4. Các giai đoạn phát triển của muỗi

vòng đời của muỗi

Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn chính đó là trứng, ấu trùng hay còn gọi là bọ gậy, thanh trùng va muỗi trưởng thàng. Cùng mình tìm hiểu nhé!

4.1. Trứng

tuổi thọ của muỗi

Muỗi trưởng thành sau khi giao phối sẽ để trứng. Mỗi lần đẻ số lượng 100-400 trứng. Trứng sẽ nở sau từ 2-3 ngày và tiến hành bước vào giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn đầu này muỗi chọn đẻ trứng trên mặt nước ao hồ, chỗ đọng nước hoặc các khu vực ẩm thấp.

4.2. Ấu trùng

Kích thước ấu trùng 2mm-3mm và sống chủ yếu mặt nước. Chúng tiến hành lột xác sau khoản thời gian từ 8-10 ngày tuy nhiên quá trình không có quá nhiều sự thay đổi.

4.3. Nhộng

Đến giai đoạn tiếp theo chúng bọc mình trong những lớp vỏ cứng còn gọi là nhộng. Thời gian này chúng sống dưới mặt nước từ 1-5 ngày chờ đến ngày tiến hóa hoàn toàn.    

4.4. Muỗi trưởng thành

Kết thúc giai đoạn nhộng chúng phá kén và bắt đầu trưởng thành. Muỗi lúc này phát triển tất cả các bộ phận cần thiết để hút máu và sinh sản. Khi muỗi trưởng thành muỗi đực chỉ hút mật hoa và nhựa cây để tồn tại. Muỗi cái có thể dùng vòi hút máu người và động vận để duy trì sự sống

5. Các phương pháp chống muỗi

Muỗi là loài được cho nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi bị chúng đốt. Vì vậy chúng ta cần nâng cao biện pháp phòng ngừa muỗi hiệu quả.Trên thị trường có bán rất nhiều những lọ xịt muỗi chuyên dụng. 

Tuy nhiên, những loại thuốc đó thường có chứa những chất gây hại đến sức khỏe của con người nhất là khi sử dụng thuốc xịt muỗi không đúng cách hoặc xịt quá nhiều. Mùi thuốc xịt đuổi muỗi cũng cực kỳ khó chịu khi hít phải làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gia đình. 

Do đó chúng ta cần tìm và áp dụng những phương pháp an toàn mà hiệu quả cao

  • Cách đơn giản nhất giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng,thoáng mát. Loại bỏ những vận dụng cũ hỏng không dùng đế tránh việc muỗi tìm nơi trú ẩn.

  • Những khu vực ẩm ướt và có vũng nước đọng cần vệ sinh sạch sẽ gọn gàng 

  • Điều quan trọng không kém bạn cần dọn dẹp xung quanh khu vực mình sinh sống. Phát quang những bụi rậm tránh tạo nơi trú ẩn cho muỗi.

     -     Sử dụng đèn bắt muỗi hoặc máy xông tinh dầu đuổi muỗi cũng là phương pháp an toàn tính hiệu quả cao

     -     Lắp đặt cửa chống muỗi, màn lưới chống muỗi được nhiều gia đình ưa chuộng. Bởi hiện nay có rất nhiều loại cửa, màn lắp đa dạng mẫu mã, chất liệu kích thước và vô cùng thẩm mỹ. Bạn chỉ cần lựa chọn đơn vị uy tín để tham khảo lắp sao cho phù hợp nhất với không gian sống nhà bạn

Những thông tin trên đây phần nào giúp bạn hiểu được tuổi thọ của muỗi và những giai đoạn phát triển của chúng rồi đúng không nào. Qua đó, chúng ta cần tăng cường các biện pháp phòng chống muỗi để hạn chế nhất có thể bị muỗi đốt gây ra bệnh tật, để bảo vệ sức khỏe cho chính cuộc sống của bạn và gia đình bạn nhé!

Xem thêm: 

 

XEM THÊM CÁC TIN CÙNG CHỦ ĐỀ